Sắt là một khoáng chất rất cần thiết đối với con người và có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Vậy, chất Sắt có vai trò gì đối với sức khỏe chúng ra, và bổ sung Sắt như thế nào là đúng cách, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

1. Chất sắt là gì?

Chất sắt, hay Sắt (Fe) là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, là yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA. 

Chất Sắt là một trong những thành phần quan trọng nhất đối với cơ thể. Có tác dụng tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể). Đồng thời sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome ( những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể).

Hồng Cầu

2. Tác hại khó lường khi cơ thể thiếu chất Sắt

Sắt là một yếu tố vi lượng cần thiết đối với sức khỏe. Khi sắt được cung cấp đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Thiết hụt sắt gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi, suy nhược, tim đập nhanh, thiếu máu, da xanh xao, móng tay trở nên giòn, dễ gãy và làm chậm sự trao đổi chất của cơ thể.

Việc thiếu máu do thiếu sắt đã xảy ra với hơn hai tỷ người trên toàn cầu, trở thành tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Phụ nữ là nhóm có nguy cơ  thiếu sắt đặc biệt cao, do thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú. Những người ăn chay, thuần chay hoặc không ăn nhiều thịt có nguy cơ thiếu sắt do nguồn cấp sắt trong thức ăn không đủ với nhu cầu của cơ thể.

3. Vai trò của chất Sắt trong cơ thể

Chất Sắt được dự trữ chủ yếu trong các tế bào gan và các đại thực bào của con người. Nguồn dự trữ sắt trong gan sẽ được mang ra sử dụng, khi cơ thể cần một lượng lớn chất sắt, như trong giai đoạn phát triển của trẻ em, và trong quá trình mang thai của phụ nữ.

Đối với người lớn

Khi bổ sung đủ Sắt, cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng, giảm mệt mỏi, cải thiện hiệu suất thể thao, cải thiện nhận thức, tâm trạng, tăng cường hệ thống miễn dịch…

Nhu cầu về sắt được áp dụng theo khuyến nghị của WHO năm 2004, được tính toán dựa trên 4 cấp độ giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày và thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có kinh nguyệt, đồng thời hiệu chỉnh theo cân nặng nên có của người Việt Nam.

Bảng nhu cầu khuyến nghị sắt mỗi ngày (2016).
Bảng nhu cầu khuyến nghị sắt mỗi ngày (2016).

** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.

*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá lớn hơn 90g/ngày hoặc lượng vitamin C lớn hơn 75 mg/ngày.

**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ trong suốt quá trình thai kỳ. Phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Đối với trẻ em

Thiếu sắt, sẽ dẫn đến bệnh suy tim ở trẻ nhỏkhiến trí não của trẻ kém phát triển. Khi thiếu sắt, trẻ thường có biểu hiện ngủ gật, học tập kém, do thiếu tập trung. Những trẻ thiếu sắt thường có làn da xanh xao và tái nhợt. Bên cạnh đó, thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Thiếu sắt làm trẻ mất tập trung.
Thiếu chất sắt làm trẻ mất tập trung.

Đối với phụ nữ mang thai

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về chất sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào.

Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic, vì vậy nếu không đủ sắt thời gian này sẽ có nguy cơ lớn cho cả mẹ lẫn con, đứa trẻ khó có được trí thông minh tuyệt vời về sau.

Lượng sắt thấp khi mang thai sẽ tăng rủi ro sinh non và nhẹ cân, cũng như dự trữ sắt thấp và suy giảm phát triển nhận thức hoặc hành vi ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai có hàm lượng sắt thấp có thể dễ bị nhiễm trùng hơn vì sắt cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng, lượng sắt cần thiết tương đương khoảng 30mg/ngày. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Sắt là vi chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Sắt là vi chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

4. Bổ sung chất Sắt hợp lí để cơ thể khỏe mạnh

Cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết là quan trọng để có được một cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là những cách bổ sung sắt an toàn và hiệu quả mà bạn nên biết.

Sử dụng những thực phẩm giàu chất sắt

Dưới đây là 12 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều sắt nhất:

Những loại động vật có vỏ như trai, sò, ốc: Phân tích một con nghêu khoảng 100 gam chứa khoảng 3 miligam sắt, tương đương 17% nhu cầu mỗi ngày của cơ thể về sắt. Các loại trai, sò, ốc ngon lành và bổ dưỡng này là lựa chọn tốt cho việc bổ sung chất sắt.

Rau bina: Theo Sở Y tế Nam Định, trong 100 gam rau bina chứa khoảng 2,7 miligam sắt tức 15% nhu cầu cơ thể, ngoài ra, việc rau bina chứa ít calo cũng rất phù hợp cho những ai vừa muốn giảm cân vừa cần bổ sung chất sắt.

Gan và các loại nội tạng khác: Nội tạng động vật (gan, thận, não và tim) đều là thực phẩm chứa nhiều sắt. Một phần gan bò 100 gam có thể bổ sung cho bạn 6,5 miligam chất sắt, đồng nghĩa với việc lấp đầy 36% nhu cầu cơ thể.

Các loại đậu: Đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng,…họ đậu nói chung thường được những người ăn chay dùng để bổ sung sắt thay cho các thực phẩm nguồn gốc động vật. Một phần 198 gam đậu lăng chín có 6,6 miligam sắt bổ sung 37% nhu cầu sắt cho cơ thể.

Thịt đỏ: Các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt cừu, thịt dê…. là nguồn cung cấp sắt, Protein, kẽm, vitamin B thường thấy trong bữa cơm gia đình. Phân tích 100 gam thịt bò xay chứa hàm lượng 2,7 miligam sắt, tương đương 15% nhu cầu cơ thể.

Diêm mạch: Một cốc 185 gam diêm mạch nấu chín mang đến cho bạn 2,5 miligam sắt, chiếm 16% nhu cầu mỗi ngày.

Gà tây: Cứ trong 100 gam gà tây sẽ có 1,4 miligam sắt, cung cấp 8% nhu cầu.

Đậu phụ: Trong một khẩu phần đậu phụ 126 gam chứa 3,4 miligam sắt, bổ sung cho co thể 19% nhu cầu.

Sô cô la đen: Cứ mỗi ounce (28 gam) sô cô la đen mang đến cho cơ thể bạn 19% nhu cầu chất sắt mỗi ngày, khoảng 3,4 miligam.

Cá: Các loại cá, nhất là cá ngừ rất giàu hàm lượng sắt. Cứ khoảng 85 gam cá ngừ chứa 1,4 miligam sắt, xấp xỉ 8% nhu cầu cơ thể.

Sử dụng viên uống Sắt II Ferivit nhập khẩu từ Đức

Viên uống bổ sung Sắt II hữu cơ FERIVIT là sản phẩm do công ty GiatamPharma nhập khẩu trực tiếp từ Đức, đạt chuẩn châu Âu. Đây là sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú.

Bên trong 1 viên FERIVIT có chứa 30mg Sắt II hữu cơ ( từ Sắt Bisglycinate) và các loại vitamin khác như: Vitamin C, Vitamin B16, Vitamin B12.

Ferivit viên uống bổ sung sắt và hỗ trợ tạo máu.
Ferivit – viên uống bổ sung sắt và hỗ trợ tạo máu.

Sắt II hữu cơ là loại sắt có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất, được các Bác sĩ khuyên dùng vì khả năng hấp thụ cao, đặc biệt là đối với các trường hợp Thiếu máu do thiếu sắt.

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Đăng kí nhận tin để nhận những thông tin bổ ích từ GiaTam Pharma